Đau răng: Làm sao xử lý?

Tháng Sáu 3, 2021 webmaster 0

CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ ĐAU RĂNG

Bạn đã từng “chết đi sống lại” với những cơn đau răng chưa? Hãy xem ngay những bí kíp sau đây có thể giúp bạn xử lý cơn đau một cách nhanh chóng.

Giảm cơn đau răng bàng chườm đá lạnh

Làm sao để hết đau răng

Chườm lạnh là cách giảm đau răng phổ biến mà bạn có thể áp dụng tại nhà

Chườm lạnh là cách giảm đau răng phổ biến mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp đau răng do chấn thương hoặc sưng nướu.

Cơ chế hoạt động của phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp này là hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng. Từ đó, cơn đau sẽ “tê liệt” một phần, dẫn đến tình trạng giảm sưng và đau.

Đối với trường hợp đau răng kèm sưng vùng má, bạn cũng có thể áp dụng biện pháp này. Hiện tượng sưng má cũng cho biết bạn có nguy cơ đang bị áp xe răng hay bên trong răng mưng mủ. Điều này sẽ gây nhiễm trùng nghiêm trọng đến hàm và các răng khác. Ngoài sưng nướu và sưng má, bạn cũng có khả năng phát sốt.

Theo một số nhà nghiên cứu, phương pháp chườm lạnh giảm đau hoạt động nhờ vào khả năng tạm thời chặn tín hiệu đau đi đến não do nhiệt độ thấp từ đá viên.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Làm gì để hết đau răng

Súc miệng bằng nước muối ấm giúp hạn chế cơn đau răng trở nên tồi tệ hơn

Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp bạn loại bỏ những mảnh vụn thức ăn sót lại ở trong khoang miệng cũng như các kẽ răng. Đồng thời, nước muối còn có thể hạn chế cơn đau răng trở nên tệ hơn.

Để thực hiện biện pháp này đúng cách, bạn cần ngậm nước muối và súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra. Thêm vào đó, dung dịch nước muối sinh lý là lựa chọn tốt nhất cho những người đang cần “tiệt trùng” khoang miệng của mình.

Bạn có thể tìm mua sản phẩm này ở các nhà thuốc. Hoặc bạn cũng có thể tự pha dung dịch nước muối tại nhà bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm.

Súc miệng bằng oxy già

Vì sao răng tôi bị đau

Dung dịch hydro peroxide hay còn gọi là oxy già, là một loại nước súc miệng kháng khuẩn giảm đau răng do nhiễm trùng

Dung dịch hydro peroxide hay còn gọi là oxy già, là một loại nước súc miệng kháng khuẩn hiệu quả. Theo nhiều chuyên gia, việc súc miệng bằng dung dịch oxy già đặc biệt mang lại hiệu quả khi bạn bị đau răng do nhiễm trùng. Nước súc miệng oxy già cần được pha chế theo tỷ lệ 1:1 giữa dung dịch hydrogen peroxide 3% và nước.

Bạn nên súc miệng với nước súc miệng oxy già trong 30 giây. Sau đó, hãy nhổ ra và súc miệng lại nhiều lần với nước thường.

Cần lưu ý rằng dung dịch oxy già cực kỳ nguy hiểm nếu bạn chẳng may nuốt phải. Do đó, hãy cẩn thận khi súc miệng. Đồng thời, phương pháp này không áp dụng cho trẻ nhỏ.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Cần làm gì khi răng bị đau

Các loại thuốc giảm đau hữu dụng trong việc xoa dịu cơn đau răng

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol hay aspirin có khả năng hữu dụng trong việc xoa dịu cơn đau răng đang hoành hành. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng miếng dán giảm đau răng hoặc gel gây tê (thường chứa benzocaine) cũng có tác dụng tương tự.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý:

  • Trẻ dưới 18 tuổi không được phép tự ý dùng aspirin.
  • Sản phẩm chứa benzocaine không dành cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Giảm đau răng bằng thảo mộc

Làm sao để giảm cơn đau nhức răng

Một số loại thảo mộc có tính năng giảm đau răng

Bên cạnh các phương pháp Tây y thì từ lâu, trong lĩnh vực y học cổ truyền cũng có nhiều phương pháp giảm đau răng bằng các loại thảo mộc thiên nhiên.

Một số loại thảo mộc có tính năng giảm đau như đinh hương, lá bạc hà, cỏ xạ hương…

Tuy nhiên, bạn đừng quên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ liệu pháp tự nhiên nào. Trong vài tình huống hy hữu, người dùng có nguy cơ phản ứng dị ứng với thực vật hoặc tinh dầu từ chúng.

Thăm khám bác sĩ nha khoa

Đau răng chữa ở đau

Nếu cơn đau răng không thuyên giảm, bạn nên ghé thăm bác sĩ nha khoa để được điều trị kịp thời

Khi cơn đau răng xảy ra, bạn hãy theo dõi tình trạng này trong vòng 24 giờ tới. Nếu cường độ đau thuyên giảm theo thời gian, bạn có thể chỉ rơi vào tình huống kích thích tạm thời. Ngược lại, nếu cơn đau kéo dài vài ba ngày kèm theo cảm giác khó chịu, nóng sốt, đau đầu… bạn hãy mau chóng sắp xếp lịch hẹn với nha sĩ để được điều trị đúng cách.

Tùy vào nguyên nhân gây đau răng, bác sĩ nha khoa sẽ xem xét và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của bạn.