- CẤY GHÉP NHA KHOA
- Nâng Xoang Hàm
NÂNG XOANG HÀM TRONG ĐẶT IMPLANT NHA KHOA
Nâng xoang là một trong những thao tác cần thiết trong kỹ thuật cấy ghép implant được sử dụng trong trường hợp răng bị mất lâu ngày ở những vị trí răng cùng hàm trên. Nâng xoang cùng với ghép xương sẽ giúp tăng thể tích, độ đầy đặn của vùng xương răng một cách phù hợp để đặt trụ Implant.
Mục lục
Mục lục
Nâng xoang hàm là gì? Và khi nào bệnh nhân được tiến hành nâng xoang?
Đối với nhiều bệnh nhân, việc nâng xoang hoặc cấy ghép xương trước khi cắm ghép Implant vẫn còn khá lạ lẫm. Đây là những kỹ thuật cần được thực hiện để bổ sung đủ thể tích xương tại vị trí cần cấy ghép Implant, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương răng lan rộng trên cả hàm.
Theo các chuyên gia nha khoa, xoang hàm trên là phần xoang hàm lớn nhất, nằm từ vùng đầu đến mũi, từ răng vị trí số 4 đến số 8. Khi răng của bạn bị mất, tiêu xương răng phần xoang hàm sẽ bắt đầu bị mở rộng và phá hủy dần. Nâng xoang hàm có nhiệm vụ làm răng thể tích xương ở chiều ngang của xoang hàm để đủ diện tích ghép xương và cấy ghép Implant.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bác sĩ cũng chỉ định nâng xoang. Bạn cần được thăm khám, chụp phim, xem xét tình trạng răng mất, mức độ tiêu xương răng, kiểm tra cấu trúc xương hàm về mật độ, thể tích, độ dày…của xương hàm để có kế hoạch nâng xoang chi tiết nhất.
Nâng xoang được thực hiện như thế nào?
Bạn có thể hình dung về kỹ thuật nâng xoang hàm như thế này: Bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch bộc lộ xương hàm, tiếp đến cắt bỏ 1 phần xương theo dạng lõm vòm tròn. Vị trí tương ứng với phần xương được cắt sẽ được dùng để nâng vào trong xoang hàm Sau đó vòm trống sẽ được lấp đầy bởi vật liệu ghép xương.
Tùy vào tình trạng xương hàm của từng người mà bác sĩ có thể chỉ định nâng xoang kết hợp với ghép xương để tạo điều kiện tốt nhất cho việc cắm ghép Implant.
Các kỹ thuật nâng xương phổ biến hiện nay
Nâng xoang kín
Đối với phương pháp nâng xoang đóng, bạn sẽ được tạo một lỗ nhỏ, vừa đủ để nâng màng xoang lên. Kỹ thuật này đặc trưng ở việc thực hiện từ bên trong, sau đó thì bác sĩ cũng tiến hành ghép xương để lấp đầy khoảng trống vừa được nâng xoang.
Sau đó bác sĩ gây tê, rồi tạo 1 đường rạch nhỏ trên nướu ở vùng cần nâng xoang. Tiếp theo, khoan 1 lỗ nhỏ tới màng xoang, dùng dụng cụ để nâng màng xoang lên.
Sau khi việc nâng xoang, ghép xương hoàn tất vết thương sẽ được làm kín, đợi đến khi vết thương lành hẳn và xương hàm đủ vững chắc để khoan – đặt trụ Implant.
Xương được dùng có thể là xương tự thân hoặc xương nhân tạo.
Nâng xoang hở
Nâng xoang được sử dụng để hỗ trợ cắm implant trong trường hợp mất răng cối hàm trên đã lâu, xương hàm tiêu đi, thành xoang xuống thấp dẫn đến không đủ độ dày xương cần thiết để cắm Implant.
Thực hiện bằng cách mở mô nướu, tạo cửa sổ bên trong mô nướu rồi thực hiện ghép xương vào bên trong. Cửa sổ có thể được khoét theo hình tròn hoặc hình chữ nhật. Khi vị trí mở đã được bổ sung đủ thể tích xương, bác sĩ sẽ đóng của sổ lại. Đợi đến khi xương tương thích hoàn toàn bạn sẽ tiếp tục ca cấy ghép Implant.
Nâng xoang hở được thực hiện nhằm ngăn ngừa tình trạng tiêu xương răng trên diện rộng, tình trạng mất răng, viêm nhiễm nha chu…Giúp hàm răng của bệnh nhân có sự cân đối, hài hòa trên khuôn mặt.
Trường hợp cụ thể cần nâng xoang hàm
- Răng bị mất lâu ngày
- Sau khi nhổ răng bị viêm nha chu, nhiễm trùng làm tiêu xương ổ răng
- Xoang hàm áp sát đỉnh hàm trên
Đến Nha Khoa Premier, bác sĩ chuyên khoa về cấy ghép Implant sẽ tiến hành chụp phim bằng máy Xquang ConeBeamCT 3D cho bệnh nhân trước khi lập phác đồ điều trị. Chính nhờ thiết bị chụp phim kỹ thuật số này mà bác sĩ có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng xương hàm, chọn được kỹ thuật nâng xoang phù hợp nhất.