6 biến chứng nguy hiểm mà viêm nha chu có thể gây ra

June 2, 2021 webmaster 0

ẢNH HƯỞNG CỦA VIÊM NHA CHU ĐẾN SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG

Chảy máu răng, viêm nướu, hôi miệng…  là những triệu chứng tố cáo bạn đã mắc bệnh viêm nha chu. Khi bạn bị viêm nha chu, lượng vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng của bạn sẽ nhiều hơn bao giờ hết; nguy hiểm hơn nữa, chúng có thể lây lan khắp các phần còn lại của cơ thể và gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy, vi khuẩn sẽ đi đâu và tác động như thế nào đến cơ thể bạn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

Viêm nha chu làm tăng nguy cơ mất răng

Bị mất răng do nha chu

Viêm nha chu được hình thành do vi khuẩn phát triển trong các mảng bám răng. Nếu các mảng bám này không được dọn sạch thì lâu ngày sẽ chuyển hóa thành vôi răng. Vôi răng là một dạng chất cứng chứa đầy vi khuẩn và chỉ có việc làm sạch răng chuyên nghiệp như cạo vôi răng mới có thể loại bỏ được chúng.

Nếu các mảng bám răng và vôi răng không được loại bỏ thì những vi khuẩn có trên đây sẽ sinh ra độc tố làm nướu viêm tấy, ửng đỏ. Quá trình này sẽ phá hủy các mô nướu và làm cho chúng không bám dính với răng. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn làm tiêu xương chân răng. Đỉnh điểm là răng sẽ rụng hoặc cần được loại bỏ hoàn toàn.

Viêm nha chu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Viêm nha chu ảnh hưởng tim

Nguyên nhân là vì vi khuẩn gây ra viêm nha chu có thể đi qua dòng máu đến động mạch. Những vi khuẩn này có thể bám vào thành của các động mạch đang nuôi dưỡng tim và gây ra các cục máu đông nhỏ. Máu đông sẽ chặn lưu lượng máu đến tim và gây ra đau tim. Đồng thời, nó cũng có thể gây rối loạn lưu lượng máu đến não, gây đột quỵ.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Khoa học đã chỉ ra người bị viêm nha chu có khả năng làm gia tăng lượng đường trong máu. Cụ thể:

  1. Khi bị viêm nha chu, lượng đường trong máu của người bệnh sẽ gia tăng lâu dài..
  2. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, họ sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát căn bệnh viêm nha chu của mình.

Lý giải cho hiện tượng này là do vi khuẩn viêm nha chu bị rò rỉ theo đường tuần hoàn máu đến các tế bào gây nên hiện tượng kháng insulin. Hiện tượng này khiến tuyến tụy hoạt động quá công suất dẫn đến cơ thể phải cố gắng tăng lượng insulin. Đối với người bình thường, người bệnh có tuyến tụy yếu sẽ rất dễ mắc bệnh tiểu đường.

Bị viêm nha chu dễ mắc bệnh tiểu đường

Khoa học đã chỉ ra người bị viêm nha chu có khả năng làm gia tăng lượng đường trong máu.

Viêm nha chu làm tăng nguy cơ ung thư

Tương tự như việc làm cho nướu của người bệnh sưng húp, vi khuẩn xuất phát từ viêm nha chu cũng có thể gây ra các phản ứng tương tự với các mô khác trong cơ thể. Viện Y tế Quốc gia của Mỹ đã cảnh báo viêm từ lâu có liên quan đến ung thư. Và, khi các khối u phát triển sẽ khiến các mô bị tổn thương và sưng viêm nhiều hơn.

Thêm vào đó, một nghiên cứu năm 2016 trên Annals of Oncology cho thấy nam giới bị viêm nha chu có nguy cơ mắc ung thư cao hơn 13%. Các bệnh ung thư liên quan đến hút thuốc như phổi, bàng quang, thực quản, thận, dạ dày và gan, dường như bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp

Viêm nha chu gây bệnh về hô hấp

Nghiên cứu đã chỉ ra, vi khuẩn phát triển trong khoang miệng có thể được hút vào phổi. Điều này gây ra các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, v.v.

Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt

Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) là một enzyme được tạo ra trong tuyến tiền liệt. PSA thường được tiết ra với số lượng nhỏ. Khi tuyến tiền liệt bị viêm hoặc nhiễm trùng do bị vi khuẩn trong khoang miệng xâm hại và làm tổn thương, lượng PSA sẽ tăng lên gây mất cân bằng trong cơ thể.

Thực tế cho thấy rằng những người đàn ông mắc bệnh viêm nha chu có mức PSA cao hơn, cũng như có nguy cơ bị viêm tuyến tiền liệt nhiều hơn. Điều này gây ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng thường thấy của bệnh là xuất tinh khó khăn, đau đáy chậu và tiểu gấp.

Kết

Để cơ thể luôn được khỏe mạnh, bạn cần bảo vệ sức khỏe răng miệng càng sớm càng tốt. Có thể bảo vệ bằng cách vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và thường xuyên. Bạn cần duy trì sử dụng chỉ nha khoa, và đến thăm khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng. Khi phát hiện ra các dấu hiệu như chảy máu khi đánh răng, nướu sưng, hôi miệng lâu ngày v.v. bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa gần nhất để được tư vấn và điều trị. Hãy nhớ rằng, bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn cũng là bảo vệ cho chính cơ thể bạn.