Tác hại của tăm xỉa răng với sức khỏe răng miệng

June 16, 2021 webmaster 0

NHỮNG NGUY CƠ KHI SỬ DỤNG TĂM XỈA RĂNG

Thói quen sử dụng tăm xỉa răng để vệ sinh răng miệng sau khi ăn tiềm ẩn nhiều tác hại đối với sức khỏe răng miệng.

Tăm xỉa răng gây tổn thương nướu

Tăm xỉa răng đâm chảy máu nướu phải làm sao

Sử dụng tăm xỉa răng gây tổn thương nướu

Các loại tăm thường được thiết kế bằng chất liệu cứng như gỗ, nhựa… và có đầu nhọn để dễ dàng lấy thức ăn thừa ra khỏi kẽ răng. Vì vậy hành động xỉa răng bằng tăm sẽ gây tổn thương đến phần nướu. Về lâu dài gây ảnh hưởng không tốt đến nướu răng, gây các bệnh về nướu.

Tăm xỉa răng làm mòn men răng

Men răng là lớp phủ bên ngoài để bảo vệ răng khỏi những tác động bên ngoài. Việc thường xuyên xỉa răng bằng tăm hay các vật cứng nhọn khác có thể khiến lớp bảo vệ này bị phá vỡ, gây mòn men răng và có thể gây các bệnh lý răng miệng như răng ê buốt, vàng răng…

Thưa răng

Dùng tăm thường tác động trên cùng một vị trí răng, trong một thời gian dài sẽ tạo ra lỗ hổng giữa các chân răng, gây thưa răng. Nhưng khe răng này không những gây mất thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mắc thức ăn vào ảnh hưởng đến vệ sinh răng miệng.

Hôi miệng

Dùng tăm xỉa răng có làm thưa răng không

Tăm xỉa răng không giúp loại bỏ các thức ăn thừa trong kẽ răng gây hôi miệng

Vệ sinh răng miệng bằng tăm không thể loại bỏ hết các mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng nên tăng khả năng gây hôi miệng. Thay vì dùng tăm, bạn nên dùng chỉ nha khoa, tăm nha khoa và nước súc miệng để đảm bảo răng miệng được làm sạch tuyệt đối và an toàn.

Nhiễm trùng

Đầu tăm nhọn có thể chọc vào nướu gây rách nướu và chảy máu. Vi khuẩn trên tăm và trong khoang miệng qua vết thương hở vào nướu gây viêm và nhiễm trùng.

5 bước vệ sinh răng miệng đúng cách

Có nên dùng tăm để vệ sinh răng miệng không

Sử dụng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng

  • Sử dụng chỉ nha khoa: để loại bỏ thức ăn ở kẽ răng vì chỉ nha khoa mềm, mảnh không gây tổn thương cho răng và nướu đồng thời có thể len lỏi vào từng ngóc ngách của răng để làm sạch.
  • Đánh răng thường xuyên: ít nhất 2 ngày/ lần, lựa chọn bàn chải lông mềm và thay bàn chải sau mỗi 3 tháng.
  • Vệ sinh lưỡi: dùng dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh lưỡi mỗi ngày, đặc biệt sau bữa ăn để “dọn sạch” vi khuẩn.
  • Dùng nước súc miệng: có tác dụng bảo vệ răng nướu khỏi sự tấn công của vi khuẩn, làm dịu vết loét, giảm hôi miệng…
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần: để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng cũng như phát hiện kịp thời và điều trị các bệnh về răng miệng.