Trồng răng implant cho người bị tiểu đường có được không?

June 2, 2021 webmaster 0

BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG CÓ NÊN TRỒNG RĂNG IMPLANT HAY KHÔNG?

Cấy ghép răng implant là phương pháp phục hình răng an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, một số khách hàng mắc bệnh mãn tính như tiểu đường vẫn còn lo ngại về phương pháp này. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến chủ đề “Trồng răng implant cho người bị tiểu đường có được không?”. Kính mời quý độc giả cùng đón đọc.

Bị tiểu đường có được trồng răng implant không

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện phẫu thuật trồng răng implant.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường, là hiện tượng dư đường trong cơ thể, đặc biệt là lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Khi thức ăn vào cơ thể sẽ được chuyển hóa hết thành đường glucose. Đây là loại năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Sau khi chuyển hóa đường glucose sẽ được insulin do tuyến tụy sản sinh ra giúp vận chuyển đến tất cả các tế bào trong cơ thể để lấy năng lượng thực hiện nhiệm vụ của mình. Khi lượng insulin không đủ để vận chuyển đường đến các tế bào, nó sẽ tích tụ lại và sinh ra căn bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

Vì sao bệnh tiểu đường lại ảnh hưởng đến trồng răng implant?

Trồng răng implant là phương pháp hiện đại và an toàn nhất hiện nay. Răng implant được cấy ghép trực tiếp vào trong xương hàm, bao gồm trụ implant và thân răng sứ. Trụ implant có thời gian nhất định để tích hợp. Sau đó, trụ sẽ được bao bọc bởi xương và nướu răng như một chân răng tự nhiên. Vì vậy, trụ răng sẽ rất vững chãi, và chịu được áp lực cao.

Khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ cần sử dụng dụng cụ cắt rạch trực tiếp tại vùng xương hàm bị mất răng để tiến hành đặt trụ implant. Vì vậy, việc chảy máu cũng như tạo vết thương là điều không thể tránh khỏi.

Người bị tiểu đường có trồng răng implant được không

Đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì những vết thương này lại là vấn đề khá nguy hiểm.

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì những vết thương này lại là vấn đề khá nguy hiểm. Đặc điểm bệnh nhân bị bệnh tiểu đường là máu khó đông. Lượng máu không ổn định nên vết thương khó lành và rất dễ bị nhiễm trùng. Hậu quả này có thể kéo theo nhiều biến chứng. Ví dụ như: trụ implant không tích hợp được với xương hàm nên răng không chắc chắn, dễ gãy và không thay thế được chức năng của răng thật.

Ngoài ra, nếu vết thương bị nhiễm trùng sẽ phá hủy răng implant được cấy. Thậm chí là toàn bộ các răng lân cận và hệ thống xương hàm. Bên cạnh đó bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có nguy cơ rất cao mắc các bệnh về răng miệng như nha chu và viêm nướu. Đây là những tác nhân nguy hiểm làm cho vết thương bị nhiễm trùng và tạo biến chứng.

Vậy trồng răng implant cho người bị tiểu đường có được không?

Trước khi tiến hành, khách hàng sẽ được khảo sát và đánh giá về tình trạng xương hàm thông qua hệ thống X-quang Cone Beam CT 3D. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ được thực hiện xét nghiệm sinh hóa để xem xét về tình trạng bệnh lý cụ thể.

Đối với người bệnh tiểu đường, nếu sau khi xét nghiệm, kết quả cho thấy lượng đường trong máu bệnh nhân nằm dưới ngưỡng 10 mmol/ lít và ở mức 7-10 mmol/ lít, bệnh nhân có thể được thực hiện trồng implant như bình thường và cho kết quả cao.

Hiện nay không phải trung tâm nha khoa nào cũng có thể thực hiện implant cho người bệnh tiểu đường. Do đó, việc lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín, kỹ thuật hiện đại với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có tay nghề cao là một trong những yếu tố quyết định đến việc thành công của ca phẫu thuật.

Cũng phải lưu ý thêm rằng, điều đầu tiên bạn cần làm là thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình. Bệnh nhân cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ và chia sẻ chân thành với bác sĩ. Nếu hội tụ đủ những yếu tố trên, chắc chắn bạn sẽ thành công!