9 THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BẮC CẦU RĂNG SỨ
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để phục hồi lại răng mất. Trong đó, bắc cầu răng sứ là giải pháp được nhiều người ưa chuộng. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Nha Khoa Premier tìm hiểu từ A – Z những điều cần biết về phương pháp này.
Mục lục
- 1 1. Khái niệm bắc cầu răng sứ
- 2 2. Các loại cầu răng sứ:
- 3 3. Ưu điểm của bắc cầu răng sứ
- 4 4. Nhược điểm khi làm bắc cầu răng sứ
- 5 5. Đối tượng thích hợp làm cầu răng sứ
- 6 6. Vật liệu để làm cầu răng sứ
- 7 7. Quy trình thực hiện bắc cầu răng sứ:
- 8 8. Chi phí làm cầu răng
- 9 9. Cách chăm sóc sau khi làm cầu răng
- 10 Kết
Mục lục
- 1 1. Khái niệm bắc cầu răng sứ
- 2 2. Các loại cầu răng sứ:
- 3 3. Ưu điểm của bắc cầu răng sứ
- 4 4. Nhược điểm khi làm bắc cầu răng sứ
- 5 5. Đối tượng thích hợp làm cầu răng sứ
- 6 6. Vật liệu để làm cầu răng sứ
- 7 7. Quy trình thực hiện bắc cầu răng sứ:
- 8 8. Chi phí làm cầu răng
- 9 9. Cách chăm sóc sau khi làm cầu răng
- 10 Kết
1. Khái niệm bắc cầu răng sứ
Bắc cầu răng sứ (hay còn gọi là cầu răng sứ) là giải pháp khôi phục một hoặc nhiều răng đã mất. Cầu răng được gắn cố định trên trụ răng thật và vắt ngang qua vị trí răng bị khuyết. Qua đó, giúp lấp đầy khoảng trống răng mất trên cung hàm.
2. Các loại cầu răng sứ:
Hiện nay có 3 loại cầu răng sứ
Cầu răng sứ truyền thống:
Cấu tạo của cầu răng sứ truyền thống bao gồm ít nhất 2 mão sứ ở hai đầu khoảng mất răng. Nằm giữa là răng giả (được sử dụng để thay thế cho răng đã mất). Về kỹ thuật thực hiện, bác sĩ sẽ mài đi men răng bên ngoài các răng thật kế cận vị trí răng mất để làm trụ răng. Sau đó gắn cầu răng sứ lên trên để hoàn tất việc phục hình.
Cầu răng sứ có cánh dán:
Có cấu tạo gồm 2 phần: răng giả và 1 dải kim loại (gọi là cánh dán). Trong đó, răng giả sẽ được dán vào các răng thật ở hai bên khoảng mất răng bởi cánh dán. Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng, các cánh dán sẽ được dán vào mặt trong của răng. Loại phương pháp này thường được chỉ định để phục hình răng cửa. Với điều kiện các răng được sử dụng để làm trụ phải còn khỏe mạnh, cứng chắc và không có miếng trám lớn.
Cầu răng sứ nhảy:
Thường được chỉ định cho những răng cần phục hình ít phải chịu tác động của lực nhai, thích hợp với nhóm răng cửa. Kỹ thuật thực hiện cầu răng sứ nhảy cũng tương tự như cầu răng sứ truyền thống nhưng trụ răng chống đỡ cho răng sứ chỉ nằm ở 1 bên của khoảng mất răng.
3. Ưu điểm của bắc cầu răng sứ
– Mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, răng sứ trên cầu răng có màu sắc và hình dáng giống như răng thật.
– Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ cần 2-3 lần hẹn với bác sĩ, mỗi lần khoảng 1-2 giờ là có thể hoàn thành.
– Cầu răng sứ có độ bền cao. Nếu vệ sinh và chăm sóc tốt tuổi thọ của răng có thể lên đến 10-15 năm.
– Chi phí hợp lý, phụ thuộc vào số răng trên cầu răng và vật liệu sứ được chọn để thực hiện. Trung bình một răng có giá khoảng từ 3-6 triệu/ đơn vị. Nếu so sánh với chi phí trồng răng implant (khoảng từ 23 – 40 triệu/ đơn vị) thì chi phí làm cầu răng sứ “dễ chịu” hơn hẳn.
– Đảm bảo lực nhai tương đối tốt.
4. Nhược điểm khi làm bắc cầu răng sứ
– Bác sĩ buộc phải mài ít nhất hai răng kế cận răng bị mất để làm trụ răng. Mài răng sẽ làm cho răng thật bị yếu dần đi. Trong trường hợp răng trụ bị yếu nhưng còn hồi phục được, bác sĩ sẽ điều trị tủy và tái tạo cùi răng giả, khi đó tuổi thọ của cầu răng cũng sẽ giảm đi. Trường hợp răng không hồi phục được thì cần phải nhổ răng, sau đó làm cầu răng dài hơn hoặc đặt implant.
– Cầu răng sứ chỉ thay thế cho thân răng mà không can thiệp đến xương hàm. Sau một thời gian, vị trí mất răng có thể bị tiêu xương dẫn đến tụt nướu, lộ chân răng của răng trụ gây mất thẩm mỹ.
– Lưu ý, cầu răng sứ không áp dụng đối với trường hợp mất răng toàn hàm và trường hợp mất răng số 7, do răng số 8 (răng khôn) thường không đủ điều kiện để làm trụ răng vì vị trí bất tiện, dễ bị sâu răng và khó vệ sinh.
5. Đối tượng thích hợp làm cầu răng sứ
Cầu răng là giải pháp phục hình răng giả cho những trường hợp bị mất một hay nhiều răng nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng kỹ thuật này. Phương pháp này thích hợp trong các trường hợp sau đây:
– Người mất một hay nhiều răng nhưng không muốn sử dụng hàm giả tháo lắp hay trồng răng implant.
– Bệnh nhân nôn nóng muốn có răng mới để ăn nhai trong thời gian ngắn.
– Các răng bên cạnh răng đã mất phải còn chắc khỏe đủ điều kiện làm trụ cầu cho mão răng sứ bên trên.
– Xương hàm vùng cần cấy ghép không bị tiêu hõm, các răng vẫn còn ngay ngắn, không bị xô lệch.
– Cầu răng được áp dụng cho những bệnh nhân ở tuổi trưởng thành với các răng vĩnh viễn đã mọc hoàn chỉnh.
6. Vật liệu để làm cầu răng sứ
Cầu răng có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Tùy vào nhu cầu, điều kiện tình trạng sức khỏe và mục tiêu thẩm mỹ của bạn mà nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại vật liệu làm cầu răng thích hợp nhất. Gồm có:
Kim loại
Cầu kim loại là loại phục hồi mạnh nhất và bền nhất. Với cầu kim loại răng của bạn sẽ ít bị mài hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Do đó, nó thích hợp để phục hình cho răng hàm.
Toàn sứ
Cầu răng toàn sứ được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ vì có màu tương đồng với màu răng, tính an toàn và độ bền.
7. Quy trình thực hiện bắc cầu răng sứ:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Khám tổng quát khoang miệng, đánh giá hiện trạng răng, nướu và sức khỏe của bệnh nhân. Đối với những trường hợp xương hàm và răng phức tạp, bác sĩ sẽ tiến hành soi chụp phim X-quang. Căn cứ vào kết quả, bác sĩ sẽ giám định tình hình, và trao đổi với bệnh nhân về kế hoạch phục hình cụ thể chi tiết. Note: Be cautious when editing the no files in recover unsaved files file directly in the text editor, as any incorrect changes can further damage the file.
Bước 2: Gây tê và mài cùi răng trụ răng
Bác sĩ tiến hành gây tê vùng răng cần điều trị. Hai răng thật bên cạnh răng mất sẽ được mài nhỏ để làm cùi răng. Sau khi mài cùi, bác sĩ gắn tạm mão răng sứ tạm thời để bảo đảm thẩm mỹ vừa giúp bệnh nhân làm quen trong thời gian chờ chế tác mão răng chính thức.
Bước 3: Lấy dấu răng chế tác cầu răng
Bác sĩ thu thập những thông tin về khung hàm, đo kích thước vị trí mất răng, màu răng cần phục hình,v.v. Sau đó, các kỹ thuật viên sẽ dựa theo đó chế tác mão răng phù hợp.
Bước 4: Lắp cầu răng cố định và hẹn lịch tái khám
Sau khi mão răng được chế tác xong, bác sĩ thực hiện gắn lên trên cùi răng đã mài. Bác sĩ sẽ chỉnh sửa độ kênh của cầu răng nếu có. Khi cầu răng đã hoàn toàn được khít sát với cùi và bệnh nhân cũng cảm thấy thoải mái thì bác sĩ sẽ sử dụng chất dính nha khoa để cố định cùi răng.
Khi gắn cầu răng hoàn thành thì bệnh nhân sẽ được lên lịch hẹn khám lại để theo dõi về sau.
8. Chi phí làm cầu răng
Trên thị trường hiện nay, chi phí trung bình cho một chiếc răng có giá từ 3 – 6 triệu đồng tùy thuộc vào vật liệu sứ được chọn. Giá tham khảo cụ thể với 4 loại răng sứ thông dụng như sau:
- Răng sứ kim loại Chrome-Cobalt có giá từ 3 triệu đồng/răng
- Răng toàn sứ Zirconia/ Cercon có giá từ 5.5-6 triệu đồng/răng
- Răng sứ bán quý có giá từ 7-12 triệu đồng/ răng
9. Cách chăm sóc sau khi làm cầu răng
Để kéo dài tuổi thọ của cầu răng sứ, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ hoàn hảo, bạn cần chăm sóc thật tốt. Nên dùng chỉ nha khoa, chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm.
Tránh nhai đá hoặc các vật cứng khác để đảm bảo cầu răng không bị hỏng. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ đúng lịch hẹn tái khám để nha sĩ có thể kịp thời phát hiện và điều trị những vấn đề có thể phát sinh.
Kết
Tin rằng, với việc bỏ túi 9 lưu ý nêu trên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về phương pháp bắc cầu răng sứ. Chúc bạn thành công!