NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHA CHU Ở TRẺ EM
Có rất nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nha chu ở trẻ em. Tuy viêm nha chu không phải là bệnh nguy hiểm đối với trẻ, nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì nó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị ra sao. Hãy cùng Nha Khoa Premier đi tìm đáp án trả lời cho những câu hỏi trên.
Mục lục
4 nguyên nhân gây viêm nha chu ở trẻ em
Một là, bắt nguồn từ sở thích ăn uống của trẻ nhỏ, thích nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có ga, v.v. Những loại thực phẩm này chứa nhiều đường và axit khiến men răng dễ bị bào mòn, răng dễ bị tổn thương.
Hai là, việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Đa số trẻ em chưa hình thành thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Việc lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ làm cho mảng bám lưu lại lâu hơn trên răng. Quá trình này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, gây các bệnh răng miệng. Đặc biệt là viêm nha chu.
Ba là, là do cao răng. Cao răng là loại chất cứng có màu vàng bám ở quanh chân răng. Hơi khó quan sát được vì chúng thường nằm ở mặt trong của răng. Cao răng được hình thành từ những mảnh vụn thức ăn gây vi khuẩn bám vào chân răng. Các vi khuẩn này gây viêm quanh nướu.
Bốn là, ở trẻ nhỏ, răng và nướu còn non yếu nên chưa có đủ sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu ở trẻ
Nếu bạn phát hiện con mình đang có những triệu chứng như sau thì bé đã bị bệnh viêm nha chu hỏi thăm rồi đấy:
– Nướu bị sưng tấy, có màu đỏ.
– Trẻ hay bị chảy máu chân răng khi ăn hoặc khi chải răng.
– Trẻ có thể bị đau nhức răng dẫn đến lười ăn, biếng ăn, mệt mỏi, uể oải.
Các giai đoạn cụ thể của bệnh viêm nha chu ở trẻ
Viêm nướu
Đây là giai đoạn đầu của viêm nha chu. Nguyên nhân là do việc vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám dễ hình thành trên viền nướu và chân răng gây kích ứng nướu. Nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu. Trong những trường hợp nặng nướu có thể bị xuất huyết tự nhiên và khiến miệng có mùi hôi khó chịu.
Lúc này, bạn nên hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách thì tình trạng trên sẽ được khắc phục hiệu quả.
Viêm nha chu trước tuổi dậy thì
Ở giai đoạn này, thường viêm nha chu sẽ gây mất răng sữa trước khi chúng phát triển đầy đủ. Lúc này, việc cần làm là đưa trẻ đến gặp Bác sĩ để được thăm khám và cạo vôi răng nhằm ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh. Trong một số trường hợp, Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh hoặc nhổ răng nếu tổn thương nghiêm trọng.
Viêm nướu ở trẻ khu trú
Biểu hiện của tình trạng này là mất xương ổ răng nhanh chóng. Nhất là ở vùng quanh các răng cửa. Nếu không được điều trị kịp thời, vùng răng bị tổn thương sẽ bị mất hệ thống dây chằng. Răng trở nên suy yếu và dễ bị rụng. Bác sĩ cần thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp với giai đoạn phát triển của bệnh. Khi trẻ bị viêm nướu nhẹ, bác sĩ sẽ xử lý những mô răng bị tổn thương tại chỗ. Kết hợp kháng sinh và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Trong trường hợp bệnh phát triển nghiêm trọng, bệnh nhân cần điều trị nha chu toàn bộ, kết hợp với những thủ thuật cấy ghép xương ổ răng.
Viêm nướu khi trẻ mọc răng
Khi trẻ đang trong thời kỳ mọc răng, trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, đau và sốt nhẹ. Lúc này nướu bị sưng và dễ bị kích ứng tại vị trí mọc răng. Lúc này, phụ huynh có thể chườm lạnh cho trẻ giúp giảm sưng và đau.
Viêm quanh thân răng cấp
Với những răng cối lớn vĩnh viễn ở hàm dưới đang trong thời kỳ mọc răng sẽ dễ gây ra tình trạng viêm cấp. Sự tích tụ mô chết và vi khuẩn ở khe nướu tạo điều kiện cho phản ứng viêm. Lúc này bệnh nhân bị cứng hàm và đau dữ dội. Phát triển của bệnh có thể dẫn đến tình trạng viêm vùng mặt và viêm mô tế bào vùng mặt.
Với trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện lấy hết những mô chết, cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh và nước muối sinh lý. Sau đó thực hiện nhổ răng hoặc cắt bỏ phần nướu đã bị tổn thương để ngăn chặn bệnh tái phát.
Hậu quả viêm nha chu ở trẻ em
Viêm nha chu tuy không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những hậu quả và biến chứng để lại không hề nhỏ.
Hậu quả đầu tiên là bé bị đau nhức dẫn đến việc ăn uống bị giảm sút. Ngoài ra:
– Đối với trẻ đang thay răng: Viêm nha chu ở trẻ đang mọc răng sữa sẽ khiến răng sớm bị lung lay, hoặc rụng sớm. Răng sữa bị mất quá sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn bị lệch lạc do không có răng sữa định hình vị trí.
– Đối với trẻ đã mọc răng vĩnh viễn: Răng vĩnh viên là răng cố định cuối cùng. Do đó, nếu bị rụng đi thì không có răng mọc thay thế. Bệnh viêm nha chu sẽ khiến răng vĩnh viễn lung lay và rụng. Nếu không phục hình răng mới để thay thế thì xương hàm sẽ bị tiêu đi. Trẻ nhai một bên sẽ khiến hàm bị lệch.
Cách phòng và chữa trị viêm nha chu cho các bé:
Để ngăn chặn bệnh viêm nha chu, cách tốt nhất là hướng dẫn bé chăm sóc răng miệng đúng cách, giảm đồ ăn có hại cho răng. Đồng thời sớm phát hiện những dấu hiệu mắc bệnh để đưa bé đến nha sĩ sớm nhất. Hơn nữa, phụ huynh nên cho bé khám răng định kỳ 6 tháng/ lần. Đây cũng là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả.
Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị thích hợp. Nếu phát hiện sớm, bác sĩ sẽ điều trị bệnh bằng những biện pháp đơn giản. Ví dụ như lấy cao răng và kê đơn thuốc. Trong những trường hợp xuất hiện túi mủ hoặc có dấu hiệu bệnh phát triển phức tạp, bác sĩ sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để giải quyết túi mủ.
Trong trường hợp viêm nha chu nặng, răng ở vùng viêm đã ngả nghiêng và dây chằng nha chu đã tổn thương, bác sĩ sẽ buộc phải nhổ bỏ răng để tránh làm ảnh hưởng đến những vùng khác.
Tốt hơn hết, hãy chú ý đến việc vệ sinh hàng ngày của bé. Bạn hãy tập cho bé thói quen ăn uống khoa học và đưa bé đến khám răng định kì 3 – 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng để có hướng điều trị sớm.
Kết
Hy vọng những thông tin mà Nha Khoa Premier đã cung cấp ở bài viết có thể giúp các bậc phụ huynh có kiến thức để phòng ngừa, ngăn chặn và điều trị bệnh viêm nha chu cho bé.