LỜI GIẢI CHO CÂU HỎI “MẤT RĂNG KHÔNG TRỒNG LẠI CÓ SAO KHÔNG”
“Nhổ răng không trồng lại có sao không” là thắc mắc của rất nhiều người. Dù bác sĩ khuyến cáo nên trồng lại răng ngay sau khi mất răng để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Nhưng, nhiều người vẫn còn hoài nghi về lời khuyên này. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những nghi ngại của bạn.
Sau khi nhổ răng, rất ít người có mong muốn phục hồi răng đã mất vì cảm thấy không cần thiết. Nhất là khi chiếc răng đã mất không phải là răng cửa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu nhổ răng mà không trồng lại răng giả thì về lâu dài sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.
Mục lục
Nhổ răng không trồng lại ảnh hưởng trực tiếp về tính thẩm mỹ
Dù chiếc răng bị nhổ bỏ là răng hàm hay răng cửa thì đều ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Bởi, khi răng khi mất sẽ để lại một khoảng trống trên cung hàm, khiến những chiếc răng kế cận và răng đối diện sẽ không còn sự ổn định nữa. Những răng kế cận sẽ nghiêng sang phía khoảng trống mất răng. Điều này dẫn đến hiện tượng cung hàm bị lệch, các khớp cắn thiếu cân đối. Tình trạng này về lâu dài còn có nguy cơ khiến khuôn mặt biến dạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.
Bênh cạnh đó, xương ổ răng cũng sẽ sụt thấp dần. Khả năng nâng đỡ mô nướu và mô mềm của cơ mặt sẽ không còn sẽ gây tụt nướu, khiến 2 má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, lão hóa sớm.
Nhổ răng không trồng lại ảnh hưởng đến các chức năng của hàm răng
Răng là bộ phận quan trọng, đóng vai trò ăn nhai, nghiền nát thức ăn, giúp thức ăn tiêu hóa tốt, nuôi sống cơ thể. Chính vì thế, khi một hoặc hai hay nhiều răng bị nhổ bỏ ảnh hưởng đầu tiên chính là làm giảm đi khả năng ăn nhai. Không những vậy, việc thức ăn không được nghiền nát làm cho cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng biếng ăn, cơ thể bị suy nhược do thiếu chất, và nặng hơn là suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, vùng nướu trống ở phần răng nhổ bỏ nếu khi ăn nhai, cắn mạnh sẽ làm nướu bị đau rát, khó chịu. Điều này khiến bệnh nhân e ngại chuyện ăn uống, không còn cảm thấy thoải mái khi nhai như lúc trước nữa. Nếu nhổ răng không trồng lại răng, khiến việc ăn nhai khó khăn, thức ăn không được nghiền nhỏ, rất dễ gây ra những bệnh về tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm đường ruột, v.v.
Đặc biệt, trong những trường hợp phải nhổ bỏ nhiều răng, khiến cho cung hàm có quá nhiều khoảng trống thì khả năng phát âm cũng như giọng nói của bệnh nhân sẽ dần dần bị thay đổi. Nó có thể dẫn đến hiện tượng nói ngọng một số từ khó phát âm.
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, gây ra nhiều bệnh lý
Mất răng sẽ tạo ra khoảng trống, lực nhai tác động lên xương hàm không còn nên quá trình sinh trưởng tế bào xương không được kích thích, dần bị thoái hóa và tiêu hõm. Mất càng nhiều răng và thời gian mất răng càng kéo dài thì mật độ, số lượng, chất lượng xương hàm càng thoái hóa nhanh chóng, dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm rất nguy hiểm.
Khi răng bị nhổ đi sẽ để lại một khoảng trống ở nướu. Nếu không may bạn chỉ cần đánh răng mạnh vào đó thôi sẽ gây chảy máu, trầy xước nướu. Ngoài ra, những người mất răng cũng có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn người bình thường.
Cần lưu ý với bạn rằng, nếu tình trạng mất răng diễn ra trong thời gian dài thì khi phục hình răng sẽ phải tiến hành ghép xương răng, vừa tốn kém chi phí vừa gây tâm lý hoang mang lo lắng.
Kết
Có thể thấy, việc nhổ răng không trồng lại tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, thay vì lo lắng về vấn đề nhổ răng không trồng lại có sao không, điều tốt nhất mà bạn nên làm là đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để được khám và tư vấn chính xác về tình trạng răng miệng của mình nhằm ngăn ngừa những hậu quả mà việc mất răng có thể gây ra.