VIÊM NHA CHU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Viêm nha chu là căn bệnh về răng miệng phổ biến gây mất răng ở người trưởng thành. Theo số liệu điều tra sức khỏe răng miệng quốc gia trong năm 2017, Việt Nam là 1 trong 20 quốc gia có tỷ lệ bệnh nha chu cao tại vùng châu Á – Thái Bình Dương. Vậy, nếu bạn phát hiện ra mình đang bị viêm nha chu thì cần phải làm gì và cách chữa trị sẽ như thế nào? Bệnh có kèm theo biến chứng gì không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về cách điều trị viêm nha chu qua từng giai đoạn của bệnh cùng các biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải nếu không chữa trị kịp thời.
Cách điều trị viêm nha chu qua từng giai đoạn
Cũng như các loại bệnh khác, viêm nha chu được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn nhất định. Kèm theo đó là các dấu hiệu cùng các phương pháp điều trị viêm nha chu chuyên biệt. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Viêm nướu răng
Giai đoạn đầu hình thành khi các mảng bám răng và vôi răng đóng lớp ở viền nướu, nhưng ổ xương giữ răng vẫn còn nguyên. Biểu hiện của giai đoạn đầu tiên là nướu sẽ bắt đầu ửng đỏ, sưng phồng, và rất dễ bị tổn thương. Nướu sẽ bị chảy máu khi đánh răng hoặc lấy thức ăn bằng chỉ nha khoa.
Nha sĩ sẽ có thể phát hiện ra bệnh trong quá trình khám răng định kỳ. Khi phát hiện, Nha sĩ sẽ yêu cầu theo dõi tình trạng nha chu của người bệnh để đảm bảo rằng tình trạng bệnh không tệ hơn. Đây là lý do tại sao việc thường xuyên đến nha sĩ để khám và làm sạch răng chuyên nghiệp là rất quan trọng.
Để điều trị, Nha sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp làm sạch răng, sau đó sẽ đánh bóng răng và xử lý bằng fluoride.
Giai đoạn 2: Viêm nha chu
Ở giai đoạn 2, các mảng bám răng có chứa vi khuẩn sẽ lan vào túi nha chu gây ra hiện tượng nướu bắt đầu long ra khỏi răng, ổ xương răng bị hư hại, túi nha chu hình thành và nướu bị tách xa khỏi răng.
Các triệu chứng thường gặp của răng khi ở giai đoạn này là chảy máu nặng, hôi miệng, và khó ăn nhai.
Khi phát hiện, người bệnh cần phải được điều trị bằng cách làm sạch vôi răng, mảng bám phía dưới viền nướu. Thủ thuật này được gọi là “nạo chân răng” hoặc “nạo túi nha chu”. Người bệnh có thể cần được nạo chân răng vài lần, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Trong quá trình điều trị viêm nha chu ở cả giai đoạn 2, Nha sĩ sẽ đề nghị theo dõi tình trạng bệnh định kỳ; lúc đầu là một vài tuần, và sau đó là khoảng ba đến sáu tháng để đánh giá tiến trình lành bệnh của nha chu.
Giai đoạn 3: Tiêu xương ổ răng
Ở giai đoạn này, vi khuẩn sống trong những túi này sẽ trở nên cực kỳ độc hại làm phá vỡ xương răng và mô liên kết dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng. Người bệnh sẽ đau răng dữ dội khi nhai, tụt nướu, và bị hôi miệng nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả răng bị lung lay và rụng đi. Bên cạnh đó, ở những nơi bị phát sinh túi rất có thể bị nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến cơ thể của người bệnh.
Để điều trị, Nha sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật nhất định để hỗ trợ việc phục hồi mô nướu. Sau khi phẫu thuật, Nha sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh giúp chống nhiễm trùng nướu. Thuốc kháng sinh có thể ở dạng nước súc miệng hoặc viên uống.
Các biến chứng nếu không điều trị kịp thời
Nếu không điều trị viêm nha chu kịp thời, các cấu trúc hỗ trợ của răng (bao gồm xương hàm) có thể bị phá hủy. Răng và nướu sẽ bị nới lỏng và buộc phải nhổ đi. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh cũng sẽ đi kèm với các biến chứng khác, bao gồm:
- Răng bị di chuyển.
- Tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh hô hấp, tiểu đường, và các bệnh lý khác.
Điều trị viêm nha chu tại Nha Khoa Premier
Bằng kỹ thuật điều trị chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại, Nha Khoa Premier đảm bảo mang lại cho bạn sự an toàn tuyệt đối và chất lượng lâu bền trong quá trình điều trị tại Nha Việt.
Bác sĩ Albert Việt Lê chuyên sâu Nha chu và Implant được đào tạo hơn 18 năm tại Mỹ và Úc. Bên cạnh việc điều trị tốt cho từng bệnh nhân của mình, Bác sĩ Albert còn dành thời gian dẫn dắt đội ngũ Bác sĩ ở Nha Khoa Premier trong lĩnh vực chuyên sâu này.
Khi quyết định chọn Nha Khoa Premier để làm nơi chữa trị bệnh viêm nha chu, người bệnh sẽ trải qua các bước sau đây:
Bước 1 Thăm khám và tư vấn:
Bác sĩ tiến hành khám trực tiếp và chụp phim X quang để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh. Sau đó, Bác sĩ sẽ tư vấn cho Bệnh nhân về tình trạng răng miệng.
Bước 2 Lên kế hoạch điều trị:
Tùy theo tình trạng bệnh, Bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
Bước 3 Gây tê và tiến hành phẫu thuật:
Bác sĩ sẽ loại bỏ túi nha chu, tái tạo mô, hay ghép mô mềm. Trước khi điều trị, Bác sĩ thực hiện gây tê để đảm bảo không đau trong suốt quá trình điều trị.
Bước 4 Kết thúc quá trình phẫu thuật:
Khi điều trị xong, Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sau điều trị cũng như những lưu ý khi về nhà.